Mục Lục
- DANH MỤC HÀNG HÓA KHÔNG NHẬN VẬN CHUYỂN
- DANH MỤC HÀNG HÓA KHÔNG VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
- QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA HÀNG HÓA
- QUY ĐỊNH ĐÓNG GÓI
- QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN GIAO NHẬN
- QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG VÀ BẢO HIỂM
- BẢNG GIÁ ƯU ĐÃI TẠI GO24
QUY ĐỊNH VÀ ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG DỊCH VỤ GHTK
I. DANH MỤC HÀNG HÓA KHÔNG NHẬN VẬN CHUYỂN
– Các chất ma tuý (bao gồm cả tiền chất và các chất hoá học tham gia vào quá trình chế tạo các chất ma tuý, kể cả các chất dùng trong y tế và nghiên cứu khoa học), các chất kích thích thần kinh.
– Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng của các lực lượng vũ trang. – Vật sắc nhọn, vũ khí gây sát thương: dao, kéo (kể cả dao làm bếp), mã tấu, thương, kiếm, mác,….; vũ khí thể thao; công cụ hỗ trợ và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
– Các loại ấn phẩm, tài liệu, hiện vật có nội dung kích động, gây mất an ninh, phá hoại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bao gồm nhưng không giới hạn: tài liệu, hiện vật, bản đồ không thể hiện rõ ràng, chính xác, làm sai lệch, xuyên tạc sự toàn vẹn, thống nhất của chủ quyền, lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, …).
– Vật, chất dễ nổ, dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ, vi trùng dịch bệnh (kể cả các chất dùng trong y tế và nghiên cứu khoa học), và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. – Các vật, tài liệu phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách.
– Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá (thuốc cỏ, thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lá điện tử,…) và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu.
– Hóa chất độc hại: Xịt hơi cay, nước tẩy chứa hàm lượng axit cao,…; thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
– Pháo các loại, bao gồm nhưng không giới hạn: pháo hoa, pháo nổ, pháo bông, pháo sáng,… – Sinh vật sống; thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm; thực phẩm yêu cầu bảo quản.
– Tiền Việt Nam, nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền; hóa đơn GTGT; giấy tờ không thể cấp lại; bản gốc các giấy tờ cá nhân, văn bằng, chứng chỉ,….
– Tài liệu, hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng (bia ký, gia phả, tiền cổ,…).
– Các loại kim khí quý (vàng, bạc, đá quý,…) dưới dạng khối, thỏi, miếng.
– Các vật phẩm, hàng hóa khác mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông, xuất 2 khẩu, nhập khẩu, cấm nhập vào nước nhận, cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tại từng thời điểm.
II. DANH MỤC HÀNG HÓA KHÔNG VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
– Chất khí (Bình ga, bình xịt phòng, bình xịt côn trùng, xịt tóc, bình ô–xy,….).
– Chất lỏng dễ cháy (Sơn, xăng, dầu, cồn, rượu, keo dán, nước hoa,…).
– Chất rắn dễ cháy (Bột kim loại, bột hóa chất,…). – Chất oxy hóa, ăn mòn, chất bột. – Sản phẩm có từ trường (nam châm,…).
– Trang sức, các hàng hóa có giá trị cao.
– Thiết bị điện tử có tích điện: pin, pin sạc dự phòng, điện thoại di động, máy cạo râu dùng pin,…
– Các hàng hóa khác theo Danh mục hàng hóa không nhận vận chuyển của GHTK, quy định của hàng không. Lưu ý: Hàng hóa ghi tên sản phẩm bằng Tiếng Anh hoặc tên sản phẩm không rõ ràng cũng sẽ được GHTK liệt vào Danh mục hàng hóa không nhận vận chuyển đường hàng không. Người bán có trách nhiệm ghi chú rõ ràng thông tin “Hàng không vận chuyển hàng không” lên trên gói hàng. Trường hợp người bán không ghi chú rõ ràng dẫn đến việc hàng hóa bị thu giữ, tiêu hủy, vận chuyển chậm hoặc không thể vận chuyển được GHTK sẽ không chịu trách nhiệm.
III. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA HÀNG HÓA
Để đảm bảo an toàn, an ninh trong quá trình cung ứng dịch vụ, kịp thời ngăn chặn đối tượng xấu lợi dụng gửi hàng hóa cấm qua mạng bưu chính, bảo vệ quyền lợi cho các khách hàng chân chính, GHTK triển khai thực hiện việc kiểm tra nội dung gói, kiện hàng.
1. Kiểm tra 100% gói, kiện hàng Nhân viên GHTK sẽ kiểm tra hàng hóa bằng cách chụp hình ảnh bên ngoài và bên trong đơn hàng. Hình ảnh lưu trữ trên hệ thống là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý các vấn đề phát sinh theo quy định của pháp luật.
– Nhân viên GHTK khi kiểm tra thao tác:
Bước 1: Chụp đúng – đủ – đảm bảo chất lượng hình ảnh (bên ngoài và bên trong ĐH) để xác minh đã kiểm tra các ĐH Shop gửi.
Bước 2: Báo xấu Shop nếu sản phẩm bên trong là hàng cấm. Các ĐH cấm sẽ được chuyển sang trạng thái không lấy được hàng. – GHTK ưu tiên việc đồng kiểm cùng Shop, trường hợp không thể cùng đồng kiểm, GHTK sẽ thông báo cho Shop trước khi bóc mở gói, kiện hàng và ghi nhận hình ảnh kiểm tra làm căn cứ.
2. Sau khi kiểm tra gói, kiện hàng
– Nếu gói, kiện hàng không chứa hàng hóa không nhận vận chuyển (Xem tại đây), gói, kiện hàng của Shop sẽ được gia cố và tiếp tục chuyển phát.
– Trường hợp phát hiện trong gói, kiện của Shop có chứa hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa không nhận vận chuyển (Xem tại đây) hoặc hộp rỗng không chứa hàng, GHTK có quyền giao nộp hàng hóa cấm theo quy định pháp luật cho cơ quan chức năng; đối với hàng GHTK không nhận vận chuyển thì Shop phải đến nhận lại trong vòng 02 (hai) ngày kể từ ngày GHTK thông báo, quá thời hạn trên GHTK có toàn quyền xử lý gói, kiện. Lưu ý: Việc kiểm tra đảm bảo không gây ra hư hỏng, mất mát hàng hóa của Shop;
Shop chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng và mọi chi phí, thiệt hại phát sinh (nếu có) trong trường hợp Shop gửi hàng cấm, GHTK được loại trừ mọi trách nhiệm liên quan đến hàng hóa. Việc kiểm tra chính là cách bảo vệ quyền lợi cho Shop, vì vậy, rất mong Shop phối hợp thực hiện. Để đảm bảo an toàn chung cho toàn hệ thống, GHTK buộc phải từ chối các đơn hàng không thể thực hiện kiểm tra đúng yêu cầu.
IV. QUY ĐỊNH ĐÓNG GÓI
Quy định đóng gói được GHTK đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ Người gửi tới khách hàng. Đóng gói đúng quy cách giúp bảo vệ hàng hóa, giảm tình trạng trả hàng, tiết kiệm chi phí cho Người gửi. Khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển, quy định đóng gói hàng hóa dùng làm căn cứ quy chiếu trách nhiệm cho các bên liên quan.
1. QUY ĐỊNH ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA CHUNG
Tất cả các bưu kiện đều phải đóng gói sẵn sàng trước khi vận chuyển, được niêm phong bởi Người Bán. GHTK sẽ chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa theo nguyên tắc “nguyên đai, nguyên kiện”, và không chịu trách nhiệm với nội dung hàng hóa bên trong nếu sản phẩm được giao tới tay Người Mua hoặc hoàn về tay Người Bán trong tình trạng nguyên vẹn và bao bì không bị rách/vỡ/ướt/móp méo. GHTK nhận vận chuyển hàng hóa có khối lượng tối đa là 20kg, kích thước tối đa mỗi chiều không quá 100cm với kiện hàng đi liên miền, không quá 50cm với kiện hàng đi nội miền và nội tỉnh. Nếu sản phẩm nhỏ hơn 6cmx3cmx8cm (tương ứng: dài x rộng x cao), vui lòng cho sản phẩm vào phong bì để tránh thất lạc khi vận chuyển.
Lưu ý: quy chuẩn trên không áp dụng đối với dịch vụ vận chuyển đặc biệt cho hàng trọng lượng, kích thước lớn của GHTK. Các đơn Express sẽ được tính cước phí theo khối lượng quy đổi: Khối lượng quy đổi (kg) = Chiều dài (cm) x Chiều rộng (cm) x Chiều cao (cm)/ 6000 Hàng hóa cồng kềnh sẽ được tính cước phí theo khối lượng quy đổi: Khối lượng quy đổi (kg) = Chiều dài (cm) x Chiều rộng (cm) x Chiều cao (cm)/ 4000 Hàng hóa đóng gói cần chịu được các tác động lực khi vận chuyển (bị đè lên, bốc vác, bê xếp…) và các tác động tự nhiên trong điều kiện môi trường bình thường (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm).
Khi đóng gói cần sử dụng vật nhồi chèn như giấy báo vò nhàu, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để chèn kín các khoảng trống, tránh sự chuyển động của hàng hóa bên trong hộp khi vận chuyển. Gói kín bằng băng keo, đảm bảo không rơi sản phẩm ra khỏi bao bì trong quá trình vận chuyển. Không dùng dây thừng, dây vải để đóng gói. 5 Với các mặt hàng dễ bị bẩn, ướt, cần đặt vào túi nilon dán kín bằng băng dính trước khi đóng gói. Hóa đơn hay tài liệu hướng dẫn sử dụng cần để trong thùng hàng trước khi đóng gói, không dán bên ngoài thùng. Gom các bộ phận nhỏ hoặc các sản phẩm dạng hạt có thể bị đổ ra vào trong thùng niêm phong chắc chắn, như túi vải hoặc túi dệt plastic, rồi cho gói hàng vào trong hộp cứng. Đối với các hàng hóa có hình dạng đặc biệt hoặc khác thường, tối thiểu phải bao gói chống sốc và dán băng keo cho tất cả các cạnh sắc nhọn hoặc lồi ra, đảm bảo không gãy khi chịu tác động. Các hàng hóa đặc biệt như chất lỏng, hàng dễ vỡ, hàng dễ móp méo, dễ nóng chảy… phải được đóng gói để đáp ứng được với điều kiện vận chuyển. Những loại hàng hóa này phải được dán cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng. Trên bao bì tất cả các bưu kiện cần có Mã vận đơn của đơn hàng, GHTK khuyến khích điền thêm thông tin người nhận. Bao gồm: Tên người nhận, số điện thoại và địa chỉ người nhận, Ghi chú hàng dễ vỡ hoặc không vận chuyển được bằng đường hàng không (nếu có ít nhất 01 sản phẩm trong bưu kiện thuộc sản phẩm không thể vận chuyển bằng đường hàng không) (Xem thêm tại phụ lục phía dưới).
2. QUY ĐỊNH ĐÓNG GÓI CHI TIẾT
2.1. Hóa mỹ phẩm Hàng mỹ phẩm dạng chai lọ phải được bịt kín và dán kín nắp sản phẩm, đặc biệt phần nắp của các chai + chai dạng mỏ vịt cần cuộn để thành 1 khối có kích thước tương đồng với thân chai cố định đảm bảo chất lỏng không bị chảy ra ngoài (kể cả khi dốc ngược chai lọ). Bên ngoài sản phẩm được bọc kín được cuốn từ 3-4 lớp chống sốc (lưu ý với những chai mỹ phẩm dạng serum đựng bằng thủy tinh cần quấn chặt và kỹ hơn) cố định bằng băng dính, có chèn vật liệu chống va đập hoặc chống thấm nước (như xốp hoặc mút, hạt xốp, tấm bọt khí, xốp mềm) giữa sản phẩm và hộp carton để lấp đầy khoảng không trong hộp tránh bị xê dịch và chịu được áp lực trong quá trình vận chuyển.
2.2. Đồ thủy tinh, gốm sứ, hàng dễ vỡ Các sản phẩm bằng chất liệu: nhựa mỏng, thủy tinh, pha lê, sành, sứ, gốm, đất nung, thạch cao, sản phẩm chứa chất lỏng bên trong, v.v… khi vận chuyển sẽ có rủi ro rất lớn nếu không có chế độ cảnh báo và vận chuyển riêng. Do vậy, GHTK có quyền từ chối hỗ trợ vận chuyển nếu đánh giá đơn hàng có rủi ro lớn khi vận chuyển hoặc do đối tác vận chuyển không đáp ứng được điều kiện để vận chuyển bưu kiện dễ vỡ. Nếu Người bán vẫn mong muốn bán các sản phẩm này và yêu cầu GHTK hỗ trợ vận chuyển, thì trách nhiệm gói bọc đảm bảo an toàn, cảnh báo bên ngoài gói bọc và chịu rủi ro vận chuyển nếu xảy ra bể vỡ, hỏng hóc hoàn toàn thuộc về Người Bán. Sử dụng giấy bọt khí bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3 – 4 lớp. Đóng gói bằng hộp gỗ, phải chèn các vật liệu (như xốp hoặc mút, hạt xốp, tấm bọt khí, xốp mềm) kín 6 mặt để đảm bảo hàng hóa không xê dịch và chịu được áp lực khi vận chuyển. Ở ngoài phải dán cảnh báo “hàng dễ vỡ”. Hàng hóa dễ vỡ dùng 02 lần hộp phải có lớp xốp bọc quanh bên ngoài hộp nhỏ.
2.3. Đồ điện tử, điện lạnh, đồ công nghệ Với đặc thù dễ hư hại nếu gặp môi trường có độ ẩm cao, trong quá trình nâng đỡ, di chuyển, các mặt hàng điện tử cần phải được bọc kỹ bằng các loại vật liệu chống va đập và chống ẩm (giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp, nilon…), chèn lót xung quanh để không bị xê dịch khi vận chuyển. Sản phẩm không có hộp của NSX: Ốp xốp mềm 06 mặt bên ngoài sản phẩm, lớp xốp cuốn yêu cầu độ dày là 2.5cm; sau đó, sử dụng bubble (bọt khí) bọc quanh lớp xốp đó ít nhất 02 lớp, dùng băng dính cố định chặt các góc. Sản phẩm được đóng trong hộp của NSX: Người gửi cần ốp xốp các mặt của sản phẩm (theo “Quy định ốp xốp” bên dưới), sau đó quấn bubble bên ngoài; đồng thời có thêm tem ghi chú “hàng dễ vỡ”. Quy định ốp xốp với hàng nội tỉnh: – Ốp xốp vào 02 mặt có diện tích lớn nhất sau đó quấn bubble bên ngoài; đồng thời có thêm tem ghi chú “hàng dễ vỡ”. – Sản phẩm có 04 mặt tiếp xúc bằng nhau, cần ốp xốp ở cả 04 mặt, trừ 02 mặt bé hơn sau đó quấn bubble bên ngoài; đồng thời có thêm tem ghi chú “hàng dễ vỡ”.
– Sản phẩm có 06 mặt tiếp xúc bằng nhau, cần ốp xốp ở tất cả các mặt sau đó quấn bubble bên ngoài; đồng thời có thêm tem ghi chú “hàng dễ vỡ”.
– Xốp được yêu cầu độ dày là 2.5cm. Quy định ốp xốp với hàng liên tỉnh: Tương tự quy định đối với hàng nội tỉnh cộng thêm:
– Ốp xốp bên ngoài 06 mặt của hộp sản phẩm (hộp của NSX). – Xốp được yêu cầu độ dày là 2.5cm. Với đơn có từ 02 sản phẩm trở lên:
– Đóng gói đúng quy cách như trên cho từng hộp sản phẩm trong đơn hàng.
– Sau đó, thống nhất khối hàng bằng việc quấn băng keo. – Cuối cùng là quấn màng co bên ngoài khối hàng và dán tem nhãn dễ vỡ.
2.4. Sách & Văn phòng phẩm
Với hàng hoá dạng mảnh như tranh vẽ, bản đồ, sách, báo, tạp chí, catalog, tài liệu … và những đồ dễ rách nát cần được bảo vệ và bọc kín sản phẩm bởi 2 lớp nilon chống ướt hoặc màng co. Sau đó cuộn tròn cho vào ống nhựa hay các ống bằng bìa carton cứng có độ dày là 0,3 – 0,5 cm, bịt kín 2 đầu ống hoặc cho vào cặp tài liệu, đồng thời đóng gói vào thùng carton cứng có hình dạng phù hợp, không quá lớn so với sản phẩm. 2.5. Thực phẩm khô Các mặt hàng thực phẩm khô cần được đóng gói bằng nhiều lớp nilon hoặc bọt khí (từ 2 đến 3 lớp) và cố định bằng băng dính, kín, chống ẩm và va đập (với thực phẩm dễ vỡ vụn), hút chân không để không ảnh hưởng chất lượng thực phẩm. Quấn kỹ để tránh phát ra mùi thu hút động vật/côn trùng trước khi đóng hộp carton cứng. Lưu ý điều kiện lưu giữ thực phẩm (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm) cũng như hạn sử dụng để tránh các trường hợp thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Không nhận vận chuyển với sản phẩm có hạn sử dụng ngắn hạn (< 6 tháng).
2.6. Chất lỏng (dầu ăn, nước giặt/xả, dầu gội…)
Mỗi sản phẩm cần được bịt kín miệng chai với băng dính/nilon/màng bọc thực phẩm, sau đó quấn bubble chống sốc 02 lớp xung quanh sản phẩm. Đựng sản phẩm trong hộp carton, chèn mút/xốp đủ 06 mặt xung quanh giữa hộp bìa carton và sản phẩm. Nếu có từ 02 sản phẩm trở lên, giữa các sản phẩm cần có xốp chèn ở giữa.
2.7. Quần áo, giày túi, bỉm tã Trong trường hợp còn hộp của nhà sản xuất, chỉ cần bao bọc bên ngoài bằng túi nilon thường và dùng băng keo bọc kín gói hàng. Nếu không có hộp của nhà sản xuất, cần bọc thêm một lớp bọt khí trước khi cho túi nilon thường và dùng băng keo bọc kín gói hàng. Các mặt hàng quần áo, giày dép cần được gấp gọn trước khi đóng gói, được bọc từ 2 -3 lớp nilon hoặc màng co và cố định toàn phần bằng băng dính để tránh rủi ro khi điều kiện thời tiết khách quan xảy ra. Các sản phẩm giày, dép, túi xách bắt buộc phải có hộp carton bên ngoài sau khi đã cuốn 2-3 lớp nilon. Trong trường hợp cần bảo quản cả hộp sản phẩm từ nhà sản xuất cần ốp xốp 6 mặt hộp sau đó cố định toàn phần bằng băng keo và đặt trong hộp carton cứng.
2.8. Đồ gia dụng lớn
- 2.8.1. Hàng gia dụng (nhựa cứng) Sử dụng giấy bọt khí (bubble – loại giấy có khả năng đàn hồi chống va đập cao) bọc kín mọi góc cạnh sản phẩm từ 3-4 lớp và cố định toàn phần bằng băng dính. Sản phẩm sau đó cần được đặt trong thùng carton có chèn xốp 06 mặt giữa thùng và sản phẩm sau khi quấn bubble để tránh va đập trong quá trình vận chuyển. Dán tem ghi chú hàng dễ vỡ bên ngoài hộp hàng.
- 2.8.2. Hàng gia dụng (trừ hàng nhựa cứng, điện gia dụng): chảo, nồi kim loại… Sản phẩm không có hộp của NSX: Người gửi cần gói kín sản phẩm, sử dụng bubble bọc quanh sản phẩm ít nhất 02 lớp, dùng băng dính cố định toàn phần, sau đó cho vào trong hộp carton và chèn chặt các góc bằng xốp mềm. Sản phẩm có hộp của NSX: Quấn chặt ít nhất 02 lớp nilon khí/bubble toàn bộ hộp hàng, sau đó cố định bubble bằng băng keo bên ngoài. Với mặt hàng “chảo” không có hộp của NSX (sản phẩm có hình dạng dị thường): Dùng xốp lấp đầy lòng chảo (không dùng bubble/nilon, dễ bị trũng, dễ hư hỏng vành chảo). Quấn bubble 5 lớp toàn bộ chảo (cả lòng chảo và tay cầm), cố định bubble bằng băng keo và cho vào hộp carton có kích thước vừa với sản phẩm.
2.9. Hộp thiếc, hộp giấy cứng (sữa bột, sơn….)
Các sản phẩm này cần được cố định từ 2-3 lớp màng co để cố dịnh phần nắp với thân sản
phẩm sau đó được bọc 3-4 lớp chống sốc có cố định bằng băng dính.
Sản phẩm sau đó được đặt vào hộp carton có chèn xốp mềm để đảm bảo lấp đầy khoảng trống
giữa hộp carton và sản phẩm.
2.10. Xếp nhiều hàng hóa nhỏ trong cùng gói hàng
Cần tách riêng và bọc từng mặt hàng riêng sau đó mới xếp vào thùng carton. Cuối cùng dán
băng dính kín miệng hộp carton. Các sản phẩm tách riêng cũng cần đóng gói theo đúng quy
định đối với loại sản phẩm đó.
Không để sát nhau, khoảng không giữa 2 vật cần được lấp đầy bởi các vật liệu chống va đập.
V. QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN GIAO NHẬN
VI. QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG VÀ BẢO HIỂM
Xem chi tiết theo link sau : https://s.giaohangtietkiem.vn/files/templates/Bieuphi_Giaohangtietkiem.pdf
VII. QUY ĐỊNH VỀ DỊCH VỤ GIAO HÀNG 1 PHẦN, XUẤT GIAO ĐƠN MỚI VÀ KHAI GIÁ BẢO HIỂM
1. Đối với dịch vụ Giao Trả Một Phần
a. Định nghĩa
Dịch vụ Giao Trả Một Phần là dịch vụ mà trong đó GHTK đã thực hiện giao một phần đơn hàng đến người nhận và hoàn lại cho Khách hàng phần còn lại của đơn hàng đó với điều kiện Khách hàng đồng ý cho phép người nhận nhận một trong các sản phẩm (tức một phần) của đơn hàng.
b. Phí dịch vụ
Phí dịch vụ sẽ được áp dụng như sau:
– Đối với các tuyến nội tỉnh: 5.000 VNĐ/đơn.
– Đối với các tuyến ngoại tỉnh: 10.000 VNĐ/đơn
2. Đối với dịch vụ XUẤT GIAO ĐƠN MỚI
a. Định nghĩa
Dịch vụ XUẤT GIAO ĐƠN MỚI là dịch vụ mà Khách hàng yêu cầu GHTK thực hiện việc giao tiếp đơn hàng cho người nhận mới ( hoặc giao tiếp cho người nhận cũ ) sau khi GHTK đã miễn phí 03 (ba) lần giao lại đối với đơn hàng giao không thành công trước đó hoặc đơn hàng bị người nhận từ chối nhận hàng ( Đơn hàng sẽ được cập nhật trạng thái ” Không Giao Được Hàng ” ).
b. Phí dịch vụ
Phí dịch vụ là từ 11.550 VNĐ/đơn ( tùy thuộc vào khối lượng đơn hàng và địa chỉ người nhận mới ) cho mỗi lần Khách hàng yêu cầu GHTK xuất giao đơn mới.
Lưu ý: Phí trên đã bao gồm đã thuế GTGT (VAT).
3. Đối với dịch vụ Khai Giá Hàng Hoá
a. Định nghĩa
Khi sử dụng dịch vụ Khai Giá Hàng Hoá, Quý khách hàng chỉ phải trả một mức phí khiêm tốn, bù lại Quý Khách hàng sẽ được đền bù 100% giá trị hàng hoá (tối đa 20.000.000 VNĐ) dựa vào giấy tờ chứng minh giá trị và giá trị khai báo, trong trường hợp phát sinh rủi ro về hư hỏng hoặc mất mát hàng hoá.
b. Phí dịch vụ
– Dưới 1.000.000 VNĐ miễn phí phí khai báo.
– Từ 1.000.000 VNĐ trở lên thu phí 0.5% trên giá trị khai báo.
Lưu ý: Phí trên đã bao gồm đã thuế GTGT (VAT).