I. QUY CHUẨN ĐÓNG GÓI
- Đóng gói bằng thùng, hộp bằng bìa cứng bên ngoài (trừ các sản phẩm khó bể vỡ và biến dạng như quần áo, vải, …).
- Đối với hàng hóa dễ vỡ: cần được bọc kín, gia cố bằng mút, xốp, giấy báo bên trong hộp đóng gói để đảm bảo không bể vỡ trong suốt quá trình vận chuyển.
- Đối với hàng hóa có chứa chất lỏng: cần được bọc bằng bao bì chống thấm trước khi gói.
- Đối với hàng hóa đặc biệt như có chứa chất lỏng, hàng dễ vỡ, hàng dễ móp méo, …: phải được dán cảnh báo “Hàng dễ vỡ” bên ngoài bao bì đóng gói.
Lưu ý:
- Quy định này áp dụng cho cả hàng nhận tại điểm gửi và hàng nhận tại nhà khách.
- Khách hàng có trách nhiệm đóng gói theo đúng tiêu chuẩn của Đơn Vị Vận Chuyển, nếu nhân viên Đơn Vị Vận Chuyển đóng gói giùm cho khách thì cũng cần đóng gói theo đúng tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, Khách hàng chịu 100% chi phí đóng gói.
- Trường hợp hàng hóa không đóng gói đúng tiêu chuẩn thì nhân viên giao nhận sẽ hướng dẫn Khách hàng đóng gói lại. Trong trường hợp Khách hàng không đồng ý đóng gói lại hoặc vẫn tiếp tục đóng gói không đúng tiêu chuẩn thì nhân viên có quyền từ chối nhận hàng.
- Trường hợp hàng hóa đã nhận nhưng sau đó không đảm bảo tiêu chuẩn đóng gói (do quá trình vận chuyển bị ướt, móp, rách…) thì kho hiện tại của đơn hàng đó sẽ gia cố lại đơn hàng sau khi có sự đồng ý xác nhận của Khách hàng.
- Đây là quy cách đóng gói chung dành cho các sản phẩm cơ bản. Tuy nhiên, với các sản phẩm có 1 số các đặc tính riêng, khuyến khích người bán hàng có sự cân nhắc để lựa chọn vật liệu đóng gói và quy cách đóng gói phù hợp để đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
II. HƯỚNG DẪN ĐÓNG GÓI
*Những lưu ý trong quá trình đóng gói sản phẩm:
1. Quy cách đóng gói đối với sản phẩm là hàng dễ vỡ (sành sứ, thủy tinh, gương, kính, …):
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Túi khí, băng keo, thùng carton, mút xốp, tem “Hàng dễ vỡ”.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Dùng xốp bọc kín từ 2 – 3 lớp và dùng băng keo để gia cố.
- Bước 2: Đặt sản phẩm vào thùng carton, dùng mút xốp, tấm bọt khí… chèn cố định sản phẩm cho vừa khít, không còn khoảng trống so với thùng carton; sau đó dùng băng keo gia cố thùng carton.
- Bước 3: Dán tem “Hàng dễ vỡ” và phiếu giao nhận hàng bên ngoài thùng.
Lưu ý: khi đóng gói nhiều sản phẩm dễ vỡ trong cùng một đơn: cần sử dụng mút xốp bọc riêng từng sản phẩm trước khi xếp hàng vào thùng.
2. Quy cách đóng gói đối với hàng có chứa chất lỏng như sữa, nước giải khát, bia:
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Tấm bọt khí, băng keo, thùng carton, tem “Hàng dễ vỡ”
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bọc kín sản phẩm bằng bao nilon, buộc chặt bằng băng keo và gói sản phẩm bằng giấy bọc khí hoặc các vật liệu chống va đập và chống thấm nước.
- Bước 2: Dùng băng keo để cố định sản phẩm
- Bước 3: Dán tem “Hàng dễ vỡ” và phiếu giao nhận hàng bên ngoài thùng.
3. Quy cách đóng gói đối với can, túi, bình chứa chất lỏng trên 1 lít (nước giặt, nước xả vải, …):
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Giấy bọc khí, băng keo, thùng carton, mút xốp, tem “Hàng dễ vỡ”
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bọc kín sản phẩm bằng bao nilon, buộc chặt bằng băng keo và gói sản phẩm bằng giấy bọc khí; đảm bảo sản phẩm được bịt kín không cho chất lỏng chảy ra ngoài dù bị dốc ngược.
- Bước 2: Cho sản phẩm đã gói bằng giấy bọc khí vào túi nilon và gia cố bằng băng keo
- Bước 3: Đặt sản phẩm vào thùng carton, dùng mút xốp mề cố định sản phẩm cho vừa khít, không còn khoảng trống so với thùng carton.
- Bước 4: Dán tem “Hàng dễ vỡ” và phiếu giao nhận hàng bên ngoài thùng.
Lưu ý: khi đóng gói nhiều sản phẩm dễ vỡ trong cùng một đơn: cần được ngăn cách bằng vách ngăn hoặc các vật liệu có độ đàn hồi như mút xốp chèn giữa các khoảng trống, tránh để hàng bị xê dịch.
4. Quy cách đóng gói đối với chai, lọ, bình chứa có dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 01 lít:
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Tấm bọt khí, túi nilon, băng keo, thùng carton, tem “Hàng dễ vỡ”
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bọc kín sản phẩm bằng bao nilon, buộc chặt bằng băng keo và gói sản phẩm bằng giấy bọc khí; đảm bảo sản phẩm được bịt kín không cho chất lỏng chảy ra ngoài dù bị dốc ngược.
- Bước 2: Cho sản phẩm đã gói bằng giấy bọc khí vào túi nilon và gia cố bằng băng keo
- Bước 3: Đặt sản phẩm vào thùng carton, dùng mút xốp cố định sản phẩm cho vừa khít, không còn khoảng trống so với thùng carton.
- Bước 4: Dán tem “Hàng dễ vỡ” và phiếu giao nhận hàng bên ngoài thùng.
Lưu ý: khi đóng gói nhiều sản phẩm dễ vỡ trong cùng một đơn: cần được ngăn cách bằng vách ngăn hoặc các vật liệu có độ đàn hồi như mút xốp chèn giữa các khoảng trống, tránh để hàng bị xê dịch.
5. Quy cách đóng gói đối với sản phẩm là hàng điện tử (tivi, loa, màn hình máy tính…):
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Tấm bọt khí, băng keo, thùng carton, mút xốp, tem “Hàng dễ vỡ”
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Dùng xốp/ mút bọc xung quanh 2 mặt sản phẩm; sau đó dùng băng keo gia cố 2 mặt xốp/ mút.
- Bước 2: Dùng giấy bọt khí bọc xung quanh (nên bọc kín từ 2 – 3 lớp) và dán băng keo gia cố sản phẩm.
- Bước 3: Dán tem “Hàng dễ vỡ” và phiếu giao nhận hàng bên ngoài thùng.
6. Quy cách đóng gói đối với sản phẩm là hàng điện tử kích thước nhỏ (điện thoại di động, máy ảnh, laptop):
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Tấm bọt khí, băng keo, túi nilon thùng carton, mút xốp, tem “Hàng dễ vỡ”
- Bước 1: Gói kín hộp bằng túi nilon; sau đó dùng băng keo để gia cố,
- Bước 2: Sử dụng các vật liệu chống va đập (giấy bọt khí, mút mềm,…), gói sản phẩm nên bọc kín từ 2 – 3 lớp và dùng băng keo để gia cố các góc.
- Bước 3: Sử dụng thùng carton có kích thước phù hợp (không quá to). Thùng phải chèn thêm các vật liệu chống va đập bên trong; đồng thời dán tem “Hàng dễ vỡ” và phiếu giao nhận hàng bên ngoài.
7. Quy cách đóng gói đối với sản phẩm thông thường khác
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Màn co, băng keo, mút xốp, tem “Hàng dễ vỡ”
- Bước 1: Dùng màn co quấn/ xốp chống sốc quấn xung quanh khu vực thùng.
- Bước 2: Dán tem “Hàng dễ vỡ” và phiếu giao nhận hàng bên ngoài thùng.
8. Quy cách đóng gói đối với sản phẩm là hàng có hình trụ dài (tranh, bản đồ, cần câu cá, …):
Chuẩn bị nguyên vật liệu: ống nhựa/ ống giấy cứng, băng keo, vật liệu chống va đập
- Bước 1: Đặt sản phẩm vào trong ống nhựa.
- Bước 2: Bịt kín và cố định 02 đầu bằng băng keo.
- Bước 3: Sử dụng các vật liệu chống va đập (tấm bọt khí, mút mềm,…), bọc xung quanh ống nhựa và dán băng keo gia cố kiện hàng.
- Bước 4: Dán phiếu giao nhận hàng lên kiện hàng.
9. Quy cách đóng gói đối với sản phẩm là sim điện thoại, thẻ nhớ, voucher, giấy tờ có giá:
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Thùng hàng, bì thư, băng keo
- Bước 1: Đóng gói trong bì thư và gia cố các mép bằng băng keo
- Bước 2: Đặt bì thư vào trong thùng carton và gia cố bằng băng keo
10. Quy cách đóng gói đối với sản phẩm thông thường khác:
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Tấm bọt khí, túi nilon, thùng carton, băng keo, mút xốp
- Bước 1: Dùng tấm bọt khí hoặc túi nilon để gói sản phẩm và dùng băng keo gia cố.
- Bước 2: Đặt sản phẩm vào thùng carton, chèn xốp mềm (nếu cần ); sau đó dùng băng keo gia cố.
- Bước 3: Dán phiếu giao nhận hàng lên sản phẩm.
III. QUY ĐỊNH VỀ KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG
Khối Lượng Tối Đa : 20 Kg
Kích Thước Tối Đa : 60 x 60 x 60
Trường hợp có sự chênh lệch giữa khối lượng thực tế và khối lượng quy đổi thì Đơn Vị Vận Chuyển sẽ áp dụng tính cước đối với khối lượng cao hơn (“Khối lượng tính cước”). Khối lượng quy đổi tính theo công thức:
< Khối lượng quy đổi > = Dài * Rộng * Cao / 6000
Trường hợp Khối lượng tính cước bị lẻ số kg thì số kg lẻ (sau đây tạm gọi là số “X”) sẽ được làm tròn lên như sau:
- X kg < 0,5: sẽ được làm tròn là 0,5 kg
- X kg > 0,5 kg: sẽ được làm tròn là 1 kg.
IV. QUY TRÌNH GỬI HÀNG
1. Lấy hàng – Nhận hàng
THỜI GIAN LẤY HÀNG DỰ KIẾN
- Đơn hàng phải được đóng gói, nhập khối lượng và kích thước thực theo quy định. Đơn vị vận chuyển có quyền từ chối nếu đơn hàng không được đóng gói đảm bảo hoặc sai cân nặng, khối lượng.
- Một mã đơn hàng tương ứng một kiện hàng.
- Mã đơn hàng sẽ được huỷ trên hệ thống sau 3 ngày lấy hàng (bao gồm ngày tạo đơn hàng) không thành công với lý do đến từ người gửi hàng.
2. Giao hàng
THỜI GIAN GIAO HÀNG DỰ KIẾN
- Nhân viên giao nhận gọi liên hệ người nhận tối thiểu 03 cuộc gọi ( 3 ca giao hàng ) nếu người nhận không nhấc máy hoặc không liên lạc được. Trong trường hợp đơn hàng bị ” Người nhận từ chối nhận hàng ” hoặc ” Người gửi yêu cầu hủy đơn ” thì đơn hàng sẽ được cập nhật trạng thái ” Không giao được hàng ” và lưu kho theo quy định của Đơn vị vận chuyển.
- Khi nhận hàng, người nhận cần ký nhận và ghi rõ họ tên vào biên bản. Trong trường hợp đơn hàng không thu tiền, người nhận cần cung cấp CMND (thẻ căn cước)/ bằng lái xe/ Hộ chiếu để nhân viên giao hàng chụp ảnh hoặc ghi lại thông tin.
- Không hỗ trợ những yêu cầu nằm ngoài quy định của Đơn vị vận chuyển như: giao hàng ra ngoài phạm vi giao.
3. Trả hàng
- Trong vòng 72 giờ kể từ khi đơn hàng được chuyển sang trạng thái ” Không giao được hàng “, Người gửi có thể yêu cầu giao lại đơn hàng với phí giao lại là 10.000đ; đơn hàng sẽ được giao thêm 1 lần với thời gian xử lý giao mặc định là Gói 01 ngày kể từ thời điểm yêu cầu.
- Trường hợp quá 72 giờ không nhận được yêu cầu giao lại, đơn hàng sẽ được tự động chuyển trạng thái Trả hàng.
- Hàng hóa của Khách Hàng sẽ được chuyển trả về lại địa chỉ trả hàng mà Khách Hàng đã cập nhật trong trường hợp giao không thành công. Lý do của mỗi đơn sẽ được ghi chú cụ thể trên hệ thống (địa chỉ lấy và địa chỉ trả có thể khác nhau).
- Thời gian trả hàng từ 3-5 ngày (Nội tỉnh/thành phố) hoặc từ 5-10 ngày (Ngoại tỉnh).